Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Báo động cách quản lý tiền lương khiến bạn "mãi nghèo" (P1)

Rất có thể bạn chưa có cách chi tiêu và quản lý tiền lương hoàn hảo như mình nghĩ. Bạn cần thay đổi thói quen này nếu muốn cải thiện tình hình cuộc sống.


1. Bạn không biết mình kiếm được hay đã chi tiêu bao nhiêu
Nếu bạn là dạng không thể kiểm soát được lượng tiền đổ vào hay rút ra khỏi tài khoản mình vào mỗi tháng, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng thấu chi, bội chi và nợ nần. Đây là dấu hiệu báo động đầu tiên bạn có thể dễ dàng nhận biết mình chưa thể quan ly tien luong mình.
6 dấu hiệu báo động cách quản lý tiền khiến bạn "mãi nghèo" - 1
Bạn không biết mình kiếm được hay đã chi tiêu bao nhiêu
Vậy phải làm gì để giúp bạn cải thiện được vấn đề này ? Bắt đầu bằng cách ghi chép lại các số tiền thu nhập và chi tiêu hằng tháng, từng khoản nhỏ. Hoặc bạn có thể dùng sổ tay chuyên nghiệp hay các công cụ tính sẵn có để có thể tiện lợi, nhanh gọn hơn. Trong đó, bạn cũng nên lên kế hoạch rõ ràng khi sử dụng số tiền của mình, dành khoảng 20% tiền lượn để tiết kiệm hay chi tiêu phòng hờ.
2. Nợ thẻ tín dụng
Khác với những khoản nợ “tốt” với mục đích đầu tư cho tương lai, nợ thẻ tín dụng với lãi suất cao được xem là một khoản nợ xấu, dễ khiến bạn bị mất tự chủ tài chính, từ đó khó mà có thể làm chủ được số tiền, tiết kiệm để giàu có được. Thói quen dùng thẻ tín dụng thường xuyên của bạn còn có thể làm bạn mất kiểm soát trong việc quản lý tiền lương. Bạn chỉ nên sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ với những khoản tiêu thực sự rất cần thiết và cấp bách. Sau đó, ưu tiên trả nợ thẻ tín dụng trước vì lãi suất của nó hiện giờ khá cao.
6 dấu hiệu báo động cách quản lý tiền khiến bạn "mãi nghèo" - 2
Nợ thẻ tín dụng là một khoản nợ xấu
3. Luôn cảm thấy lo lắng về những chi phí, hóa đơn bất ngờ

Nếu tiền lương tháng nào cũng được bạn sử dụng cạn kiệt thì hiển nhiên, những khoản chi phí phát sinh đột xuất như hóa đơn khám bệnh, tiền học hoặc hóa đơn ăn uống…sẽ luôn khiến bạn phải đau đầu, lo sợ. Có 2 cách để bạn có thể dễ dàng thoát khỏi “nỗi ám ảnh” này: kiếm nhiều tiền hơn hoặc bạn sẽ chi tiêu ít hơn. Nếu lựa chọn cách đầu tiên, bạn cần tìm kiếm thêm nguồn thu nhập phụ, làm thêm các công việc ngoài giờ hoặc kiến nghị tăng lương. Còn nếu nhắm tới phương pháp thứ hai, bạn phải cân nhắc việc sẽ cắt giảm các khoản chi hoang phí, thậm chí là thu nhỏ những khoản chi lớn hơn như tiền thuê nhà, tiền xăng xe, mua sắm…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét